Việc cho chuột Hamster ăn gì tốt và tạo môi trường sống phù hợp sẽ là điều kiện đầu tiên giúp người nuôi bảo vệ sức khoẻ cũng như tránh những bệnh tật có thể ảnh hưởng tới các bé chuột. Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng được suôn sẽ, chắc chắn trong quá trình nuôi cũng sẽ phải đối mặt với một vài vấn đề về sức khoẻ của chuột. Sau đây sẽ là những căn bệnh phổ biến ở Hamster và cách xử lý:
Vết thương ngoài da
Giống như con người, chuột hoàn toàn có thể bị thương bởi những vật sắc nhọn có trong chuồng như cạnh chuồng, lót nền, đồ chơi bị vỡ, … Nếu thấy chuột bị xước da hoặc chảy máu, hãy tìm nguyên nhân và loại bỏ khỏi chuồng. Sử dụng bông gòn thấm nước ấm để rửa vết thương cho chuột. Có thể dùng kèm nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Áp xe
Nếu chuột bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến tình trạng áp xe. Hình thành ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả miệng. Nguồn lây nhiễm thường là vi khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus. Bệnh áp xe gây đau đớn cho chuột và cần được điều trị dứt điểm.
Triệu chứng của bệnh là những nốt sưng tấy trên cơ thể hoặc mặt của Hamster. Có thể mềm hoặc cứng. Vết mụn sẽ chứa đầy mủ do hệ thống miễn dịch của chuột tạo ra để chống lại nhiễm trùng. Hãy đưa chuột tới thú y để thực hiện việc loại bỏ phần áp xe và làm sạch vết thương.
Cảm lạnh
Chuột Hamster có thể bị cảm lạnh và thậm chí cũng bị lây nhiễm từ chính con người. Vì thế, nếu bạn đang bị cảm cúm, hãy tránh tiếp xúc với các bé cho tới khi khỏi bệnh.
Triệu chứng của cảm lạnh ở chuột cũng tương tự như người: hắt hơi, ho, ướt mũi và khó thở. Điều nên làm là đưa bé đến bác sỹ thú y để nhận được sự chăm sóc và điều trị tốt nhất.
Mất nước
– Nếu một bé chuột Hamster nằm xuống, im lặng và thở nhanh, rất có thể nó đã bị mất nước. Hãy đưa chuột ra khỏi chỗ nóng càng nhanh càng tốt và dùng một ít nước mát lên người chuột để giúp hạ nhiệt.
– Đặt thêm một dĩa nước vào chuồng để chuột có thể uống càng nhiều nước càng tốt.
– Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn bắt nguồn từ môi trường nuôi. Nhất là đối với những loại chuồng làm bằng mica, nhựa hoặc kính sẽ hấp thu nhiệt rất nhiều nếu được đặt ở những nơi có ánh nắng trực tiếp và thường xuyên.
– Để ngăn tình trạng này, nên đặt chuồng nuôi chuột ở nơi thoáng mát và theo dõi tình trạng bình nước thường xuyên, tránh tình trạng hết nước uống trong chuồng.
Ký sinh trùng
Chuột Hamster hoàn toàn có thể bị nhiễm ký sinh trùng như các loại vật nuôi khác. Một số loại phổ biến như giun sán, ve, rận, bọt chét. Nếu nhận thấy chuột hay bị tiêu chảy, giảm cân, rụng lông, bong da hoặc thường xuyên gãi thì hãy kiểm tra thật kỹ môi trường nuôi, tránh việc thức ăn bị hư và đưa chuột đến thú y để xử lý.
Ướt đuôi, tiêu chảy
Đây là căn bệnh hay gặp trong cách nuôi chuột Hamster. Nếu bạn quan sát thấy chuột hay bị ướt đuôi, rất có thể bé đã bị tiêu chảy. Bệnh này khá nguy hiểm nếu không được chữa khỏi nhanh chóng trong vòng 2 – 3 ngày. Nguyên nhân có thể đến từ việc cho chuột Hamster ăn gì đó không tốt hoặc môi trường nuôi không sạch sẽ. Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đường ruột. Hướng xử lý như sau:
– Tách chuột bệnh ra khỏi bầy tránh lây lan.
– Giúp chuột bù nước bằng cách cho uống nước nhiều hơn và ăn các loại rau giàu nước như xà lách, rau diếp.
– Đưa chuột đến thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng và thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giúp chuột bù nước.
- Một số lưu ý khi tắm cho chuột hamster (13.06.2024)
- Những thức ăn mà nhím kiểng nên tránh xa (13.06.2024)
- Tiêu chuẩn về thức ăn cho nhím kiểng (13.06.2024)
- Chuột Hamster và nhưng thông tin quan trọng cần biết (13.06.2024)
- Chuột hamster ăn gì? Mua ở đâu? (12.06.2024)
- Mua chuồng cho hamster ở đâu đẹp, rẻ? (12.06.2024)
- Địa chỉ cửa hàng bán thức ăn cho hamster tại TPHCM (12.06.2024)
- Shop bán hamster ở HCM đáng tin cậy (12.06.2024)
- Chuột hamster sống được bao lâu? Địa chỉ bán chuột hamster uy tín (12.06.2024)
- Cửa hàng hamster uy tín tại TPHCM (12.06.2024)