Bỗng một ngày bé nhím cảnh nhà bạn đột nhiên lại bỏ ăn hoặc ăn ít đi. Bạn đừng đánh giá thấp hiện tượng nhím cảnh bỏ ăn vì nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được can thiệp đúng lúc. Tuy nhiên cũng không phải việc bỏ ăn lúc nào cũng gây ra ảnh hưởng xấu. Sau đây mình sẽ chia sẻ vơi các bạn một số nguyên nhân gây ra hiện tượng nhím cảnh bỏ ăn nhé
Nhím cảnh bị mắc bệnh
Bé nhím cảnh có thể mắc một số bệnh về đường ruột, hay sổ mũi, bị thương hặc mất máu.
Biểu hiện bệnh và cách chữa trị
- Đối với những bệnh về đường ruột thì chúng ra rất khó để quan sát và nhận ra được, nhưng nếu bị ở phần ruột già gần hậu môn thì nó sẽ bị lòi ra rất dễ phát hiện. Bạn hãy lập tức mang bé đến gặp bác sỹ thú y để can thiệp kịp thời tránh tình trạng xấu nhất xảy ra.
- Còn bé nhím cảnh mắc bệnh sổ mũi thì bạn không cần quá lo lắng, bạn hãy ra hiệu thuốc gần nhà mua siro cảm cúm dành cho trẻ em dùng với liều lượng 1/20 cho đứa trẻ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y trước về vấn đề này nhé.
- Nếu bé bỏ ăn do bị thương dẫn đến mất máu thì do cơ thể bé còn yếu không đủ sức ăn được, bạn cần cho nhím ăn thêm sâu hoặc sữa dành riêng cho nhím để bé lấy lại sức nhé. Tránh cho uống những loại sữa khác sẽ làm tình trạng sức khỏe bé xấu thêm.
Để phòng ngừa xảy ra những loại bệnh trên bạn cần thường xuyên dọn sạch sẽ chuồng nhím và khử trùng những đồ vật trong lồng. Không được để chuồng, đồ lót chuồng quá dơ.
Bé nhím cảnh nhà bạn đã mang thai
Đối với nhím cảnh trước ngày đẻ khoảng 2-3 ngày nhím sẽ thường ăn rất ít hoặc thậm chí chỉ uống nước mà không chịu ăn. Với những bé nhím mang thai nhiều bé thì bạn sẽ thấy bụng be to lên rõ dệt, nhưng còn với bé khác chỉ mang thai 1-2 bé thì bụng sẽ chỉ như bình thường thôi. Nên rất khó để phân biệt tại sao bé bỏ ăn, để cho bé có sức khỏe tốt bạn nên cho bé ăn sâu vì đây là món ăn khoái khẩu của nhím cho dù đang đẻ thì cũng sẽ bò dậy để mà ăn.
Nhím cảnh đực ăn rất ít
Nếu khi bạn mua về nhưng chưa xem rõ giới tính của bé, bạn thấy bé rất ít ăn thì có thể bạn đã mua một chú nhím cảnh đực rồi đấy. Điều này rất ít bạn biết, trong suốt quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn nhím cảnh ăn rất ít. Vì vậy trong một đàn bạn sẽ thấy nhím đực có kích thước nhỏ hơn và phát triển kém hơn so với con cái đồng lứa. Để vỗ béo chúng bạn hãy cho ăn thêm sâu trộn với thức ăn để bé ăn nhưng cũng không nên lạm dụng quá vì chúng rất dễ bị nghiện sâu mà không ăn thức ăn khác nữa.
Nhím cảnh bị nghiện ăn sâu
Vì muốn vỗ béo cho chú nhím nhà bạn mà bạn chỉ cho chúng ăn mỗi sâu thì sẽ khiến chúng bị nghiện và không thèm ăn những loại thức ăn khác trong bát nữa. Khi mà bạn không cho ăn sâu nữa thì bé nhà bạn sẽ chẳng chịu ăn uống gì cả mà còn hất đổ hết thức ăn trong bát nữa. Khi đó bạn hãy thử bỏ một vài con sâu vào xem chúng sẽ thèm ăn sâu đến mức nào nhé. Lúc đấy bạn hãy tập cai nghiện sâu cho bé luôn nhé.
Trên đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng nhím bỏ ăn, chúc các bạn sẽ nuôi được những chú nhím cảnh xinh xắn và mập mạp nhé.
- 6 NGÀY VUI VẺ - SĂN DEAL, CỰC ĐÃ (20.02.2025)
- 3 Cách Giữ Ấm Đơn Giản Cho Hamster Mà Anh/Chị Không Thể Bỏ Qua! (23.01.2025)
- Một số lưu ý khi tắm cho chuột hamster (13.06.2024)
- Những thức ăn mà nhím kiểng nên tránh xa (13.06.2024)
- Tiêu chuẩn về thức ăn cho nhím kiểng (13.06.2024)
- Những căn bệnh phổ biến ở Hamster và cách xử lý (13.06.2024)
- Chuột Hamster và nhưng thông tin quan trọng cần biết (13.06.2024)
- Chuột hamster ăn gì? Mua ở đâu? (12.06.2024)
- Mua chuồng cho hamster ở đâu đẹp, rẻ? (12.06.2024)
- Địa chỉ cửa hàng bán thức ăn cho hamster tại TPHCM (12.06.2024)